KT3 là gì? Các nội dung liên quan đến KT3

KT3 là gì? Các nội dung liên quan đến KT3

Ngoài sổ hộ khẩu thường trú là giấy tờ có giá trị xác nhận địa chỉ thường trú của công dân. Còn có các loại sổ đăng ký tạm trú khác như KT1, KT2, KT3, KT4 là giấy tờ chứng minh nơi ở hiện tại khác với địa chỉ hộ khẩu thường trú. Đặc biệt khi người dân ra ngoài làm ăn, học tập ngày càng nhiều thì việc phân loại tạm trú là cơ sở để chính quyền địa phương xác định cư trú, quản lý dân cư, nguồn lao động và các chế độ an ninh xã hội khác. Vậy, KT3 là gì? Điều kiện để có thể làm sổ tạm trú KT3 như thế nào? Khang Điền xin tư vấn về vấn đề cấp sổ tạm trú KT3 để tránh gặp rắc rối trong quá trình xin tạm trú KT3.

KT3 là gì?

Định nghĩa về KT3: KT3 là sổ tạm trú dài hạn của cá nhân tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không phải nơi thường trú của cá nhân đó.

Sổ tạm trú KT3 thường được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình để xác nhận việc tạm trú của cá nhân hoặc gia đình của công dân đó. Ngoài ra, sổ KT3 còn giúp cơ quan chức năng kiểm soát được tình trạng cư trú của dân cư trên địa bàn.

Hiện nay, nhiều người lầm tưởng giấy tạm trú KT3 có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý KT3 chỉ có giá trị tối đa là 24 tháng kể từ ngày cấp. Sau 24 tháng, tùy theo nhu cầu của công dân, mà có thể xin gia hạn thời gian tạm trú hoặc xin cấp lại sổ tạm trú để tiếp tục sinh sống tại địa phương đó.

Công dân sẽ được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích như công dân bình thường tại địa phương đó nếu công dân đó có hộ khẩu tạm trú KT3 tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là thông tin bạn cần nắm bắt khi tìm hiểu về KT3 là gì.

KT3 là gì - Sổ tạm trú KT3 được hiểu như thế nào
Sổ tạm trú KT3 được hiểu như thế nào

KT3 sử dụng với mục đích gì?

Đăng ký tạm trú KT3 là quyền và nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại nơi tạm trú. Đồng thời, với sổ tạm trú KT3, công dân dễ dàng hơn trong việc hoàn thành các công việc khác:

  • Nhằm mục đích hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà tại nơi đang tạm trú.
  • Đăng ký mới hoặc sang tên phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô…
  • Mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà, đất tại nơi tạm trú.
  • Có thể vay tín chấp tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính.
  • Tại nơi tạm trú bạn được làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký internet, truyền hình cáp, điện nước…
  • Hoàn tất thủ tục nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm và các thủ tục liên quan khác…
Xem thêm:  Diện tích sàn là gì? Công thức tính tổng diện tích sàn nhà
Mục đích khi sử dụng KT3
Mục đích khi sử dụng KT3

Điều kiện cấp sổ KT3

Để được cấp giấy tạm trú KT3, công dân phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân.
  • Đã đăng ký thường trú tại một tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương khác.
  • Sở hữu nhà ở hoặc có quyền sử dụng đất tại địa chỉ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cần đăng ký tạm trú KT3. Nếu ở nhà thuê, mượn, ở nhờ của người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà mới được đăng ký tạm trú KT3.
  • Đã sinh sống ít nhất 30 ngày ở nơi cần đăng ký tạm trú.
Điều kiện để được cấp sổ KT3
Điều kiện để được cấp sổ KT3

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, để được cấp sổ KT3 cần đáp ứng một số điều kiện như có thời hạn tạm trú liên tục kéo dài nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký thường trú…

Sự khác biệt giữa sổ tạm trú KT3 với KT1, KT2, KT4

Sau khi biết được sổ tạm trú KT3 là gì? Thì bạn nên biết sự khác nhau giữa các loại sổ tạm trú KT1, KT2, KT3, KT4 như sau

Sổ KT1

Đây là sổ hộ khẩu thường trú của công dân, được cấp cho những người sinh ra và lớn lên hoặc đã kết hôn hoặc sinh sống lâu dài tại thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ được cấp loại sổ này.

Sổ KT2

Đây là loại sổ tạm trú dài hạn dành cho những người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương như huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh…

Sổ KT3

Đây là sổ tạm trú dài hạn tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Xem thêm:  Đất BCS là gì? Những quy định về đất bằng chưa sử dụng

Sổ KT4

Đây là sổ tạm trú ngắn hạn tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Địa chỉ cấp sổ KT4 phải khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Sự khác biệt giữa sổ KT3 với các sổ còn lại
Sự khác biệt giữa sổ KT3 với các sổ còn lại

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Nhà HXH là gì? Các đặc điểm nổi bật của nhà HXH

Ví dụ: Nếu bạn sinh ra, lớn lên tại Bình Định thì bạn sẽ có sổ KT1 tại Bình Định. Nhưng hiện tại bạn sinh sống và làm việc lâu dài tại TP Đà Nẵng thì bạn sẽ có giấy tạm trú dài hạn KT3 tại TP Đà Nẵng.

So với sổ KT4, thời hạn cư trú của sổ KT3 sẽ dài hơn, lên tới 24 tháng. Trong thời gian đó, bạn có mọi quyền lợi như người dân địa phương. Bao gồm đăng ký cho con nhập học, đăng ký bằng lái xe, mua nhà, mua đất…

Một số lưu ý để làm sổ tạm trú KT3 là gì?

Trường hợp công dân có hộ khẩu KT3 không sinh sống, làm việc tại nơi đăng ký tạm trú quá 06 tháng liên tục thì cơ quan công an địa phương sẽ xóa tên công dân trong sổ đăng ký tạm trú và đồng thời sổ tạm trú đã cấp cũng bị mất hiệu lực.

Những người muốn xin gia hạn và tiếp tục sinh sống tại thành phố này phải đến cơ quan công an đã cấp sổ tạm trú trong vòng 30 ngày trước khi sổ tạm trú hết hạn. Ngoài ra, nếu sổ KT3 hết hạn sử dụng, bị mất, hư hỏng, công dân có thể xin cấp lại.

Để được xem xét cấp sổ tạm trú, công dân phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • CMND/CCCD hợp lệ, còn hạn sử dụng.
  • Tỉnh, thành phố có hộ khẩu thường trú khác với nơi đăng ký tạm trú.
  • Công dân đăng ký sổ KT3 là chủ nhà, chủ đất ở nơi tạm trú hoặc người đi thuê có hợp đồng thuê nhà và được xác nhận của chủ nhà.
  • Thời gian tối thiểu sinh sống và làm việc tại nơi tạm trú là 30 ngày.
KT3 là gì-Các lưu ý khi làm sổ KT3-
Các lưu ý khi làm sổ KT3

>>> Quan tâm thêm: Đất BCS là gì? Những quy định về đất bằng chưa sử dụng

Các câu hỏi xoay quanh KT3

Sau khi đã hiểu KT3 là gì và thủ tục đăng ký tạm trú KT3. Chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc về việc đăng ký KT3.

Xem thêm:  Quy hoạch 1/2000 là gì? Có nên mua đất quy hoạch 1/2000 không?

Làm đăng ký hộ khẩu KT3 ở đâu?

Địa chỉ đăng ký hộ khẩu KT3 thông thường ở Công an huyện, xã, uỷ ban nhân dân huyện, xã. Nơi đây sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký KT3 của bạn.

Thông thường, các cơ quan này sẽ làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, theo lịch của nhà nước. Thời gian làm việc buổi sáng từ 07h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30.

Thời gian để làm sổ tạm trú KT3?

Quy định hiện hành quy định thời gian tối thiểu để làm sổ KT3 là 2 ngày làm việc. Tuy nhiên, do một số lý do khách quan, thời gian thực tế có thể kéo dài hơn. Chẳng hạn như việc các đơn vị tiếp nhận, xử lý hồ sơ quá tải, thiếu phôi… Thông thường nếu kéo dài thời gian sẽ từ 1 tuần đến 10 ngày.

Hộ khẩu KT3 có đăng ký xe được không?

Chỉ cần bạn có hộ khẩu thường trú thì bạn sẽ mua được xe ở nơi đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đăng ký xe bằng sổ KT3 thì hoàn toàn không thể. Trừ khi bạn là: sinh viên, công an hoặc quân nhân.

Giải đáp các thắc mắc về KT3
Giải đáp các thắc mắc về KT3

Như vậy Khang Điền đã giải đáp từng vấn đề một và đưa ra nhiều thông tin liên quan giúp bạn đọc hiểu rõ KT3 là gì. Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân nên các bạn cần lưu ý khi có nhu cầu làm thủ tục KT3. Bạn cần đăng ký sổ tạm trú KT3 ngay nếu như bạn có ý định cư trú ở địa phương đó lâu dài. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, hữu ích cho bạn. Giúp các bạn tiết kiệm thời gian, công sức khi chuẩn bị đăng ký tạm trú KT3. Mọi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀN

  • Địa chỉ: Tầng 11, 12 Tòa nhà Saigon Centre Office, 67 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Hotline: (84-28) 3820 8858
  • Email: info@khangdien.com.vn
  • Zalo Official: www.zalo.me/khangdien