Nhà ở thương mại là gì? Ưu điểm, nhược điểm và các quy định cần biết

Nhà ở thương mại là gì? Ưu điểm, nhược điểm và các quy định cần biết

Dù bạn là ai, làm công việc gì thì luôn mong muốn sở hữu một ngôi nhà ưng ý để sống thoải mái. Việc chọn nhà, mua nhà hoặc thuê nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất là vấn đề tài chính. Do đó, tùy vào khả năng kinh tế, bạn có thể chọn các loại nhà ở như chung cư thương mại, nhà ở xã hội phù hợp với mình. Bài viết dưới đây của Khang Điền sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà ở thương mại là gì? Tất tần tật thông tin bạn nên biết về nhà ở thương mại.

Nhà ở thương mại là gì?

Nhà ở thương mại hay chung cư thương mại là những căn hộ, nhà ở sử dụng trong một thời hạn nhất định. Do các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhằm mục đích bán hoặc cho thuê. Đặc biệt đối tượng khách hàng của nhà ở thương mại thường là những người có công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Đối với loại hình nhà ở thương mại còn có thể hỗ trợ người mua nhà vay vốn tới 70% giá trị ngôi nhà theo chính sách của ngân hàng và được trả góp trong thời hạn nhất định.

Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng và kinh tế của mỗi người mà việc mua nhà ở thương mại không giới hạn đối tượng mua. Với giá cả hợp lý và chính sách ngân hàng linh hoạt, nhà ở thương mại luôn là sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều hộ gia đình.

Nhà ở thương mại - Chung cư thương mại
Nhà ở thương mại – Chung cư thương mại

Đặc điểm của nhà ở thương mại là gì?

Với nhu cầu sở hữu nhà riêng, đặc biệt là đối với những gia đình trẻ khởi nghiệp tại thành phố lớn thì nhu cầu đó càng lớn hơn. Vậy có nên mua nhà ở thương mại hay không đang là thắc mắc của nhiều người. Vậy muốn biết có nên mua nhà ở thương mại hay không, trước hết hãy tìm hiểu những đặc điểm của loại hình nhà ở này:

Diện tích đa dạng

Do nhu cầu sử dụng khác nhau, để thuận tiện cho việc mua bán hoặc cho thuê, các dự án nhà ở thương mại được chủ đầu tư xây dựng trong thời gian qua có nhiều loại diện tích, phù hợp cho các gia đình đông người ở.

Xem thêm:  Dự toán là gì? Những hạng mục dự toán chính cho xây dựng

>>> Xem thêm: Biệt phủ là gì? Những thông tin cần biết về biệt phủ

Tiện ích đồng bộ

Bên cạnh việc cung cấp chỗ ở thì nhu cầu về tiện ích cũng ngày càng cao. Do đó không gian sống của các chung cư dần được trang bị đầy đủ các loại hình tiện ích như mua sắm, thể thao, giải trí…

Diện tích đa dạng, kèm theo nhiều tiện ích
Diện tích đa dạng, kèm theo nhiều tiện ích

Pháp lý rõ ràng

Sở hữu nhà ở thương mại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính pháp lý. Tuy nhiên, để chắc chắn, người mua nhà nên tìm hiểu rõ về chủ đầu tư để chọn được sản phẩm chất lượng như mong muốn.

Vị trí thuận tiện

Do loại hình căn hộ vừa tiết kiệm diện tích đất vừa cung cấp chỗ ở hiện đại, tiện nghi với giá cả phải chăng nên loại hình căn hộ này có nguồn cung rất cao. Nhận thấy nguồn cung dồi dào, nhất là tại các thành phố lớn, nhiều nhà đầu tư đã xây dựng nhiều dự án ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu nơi làm việc ở một địa điểm nào đó, khách hàng mua căn hộ sẽ có xu hướng mua ở gần đó để thuận tiện cho việc đi lại.

Giá cả phải chăng

Nếu như trước đây sở hữu nhà riêng ở thành phố là khó thì từ khi căn hộ thương mại phát triển, cơ hội sở hữu nhà riêng ngày càng dễ dàng. Căn hộ từ 1-3 phòng ngủ, với mức giá vừa túi tiền phù hợp với gia đình trẻ hoặc gia đình nhiều thế hệ cũng có thể sử dụng.

Có mức giá hợp lý và vị trí thuận tiện
Có mức giá hợp lý và vị trí thuận tiện

>>> Quan tâm ngay: Mách bạn: Mặt tiền là gì? Cách thiết kế mặt tiền chuẩn phong thủy

Quy định của nhà ở thương mại là gì?

Theo quy định của pháp luật, cá nhân / tổ chức đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại với tư cách là chủ đầu tư phải đáp ứng đồng thời 4 điều kiện sau:

  • Có thành lập và hoạt động doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật
  • Theo quy định của pháp luật về bất động sản, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ. Hiện nay mức vốn điều lệ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản không thấp hơn 20 tỷ (Theo Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản thi hành). Doanh nghiệp không cần ký quỹ ở ngân hàng và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực của số vốn điều lệ.
  • Doanh nghiệp phải có chức năng hoạt động kinh doanh bất động sản. Tức là có đăng ký mã số kinh doanh bất động sản và đáp ứng các điều kiện để hoạt động kinh doanh bất động sản.
  • Doanh nghiệp cần có nguồn vốn ký quỹ tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thực hiện dự án (theo quy định của luật đầu tư).
Xem thêm:  Phát mãi tài sản là gì và những quy định liên quan cần biết
Quy định về nhà ở thương mại
Quy định về nhà ở thương mại

Do đó, cá nhân đầu tư xây dựng, mua bán nhà ở thương mại phải thành lập doanh nghiệp có chức năng quản lý bất động sản. Trường hợp bạn không đáp ứng được các điều kiện này, nhưng vẫn muốn tham gia đầu tư dự án nhà ở thương mại thì có thể chọn hình thức góp vốn vào doanh nghiệp đủ điều kiện theo hình thức quy định của pháp luật.

Ưu điểm, nhược điểm của nhà ở thương mại

Loại hình căn hộ nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Bạn hãy cùng Khang Điền tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của nhà ở thương mại là gì dưới đây nhé:

Ưu điểm

  • Vị trí đẹp, thuận tiện: Chung cư thương mại thường được xây dựng ở những khu vực dân cư đông đúc, khu vực mặt  đường, trung tâm. Do đó, ngoài đáp ứng nhu cầu ở còn có thể dùng để kinh doanh
  • Về mặt thiết kế: Do chung cư thương mại vừa có mục đích sử dụng để ở và vừa kinh doanh nên thiết kế cần có sự riêng biệt. Các căn hộ được thiết kế thông tầng, tầng trệt dùng để kinh doanh dịch vụ và thương mại, tầng trên dùng để ở. Phần kiến ​​trúc và thiết kế của các căn nhà thương mại tại dự án sẽ được thống nhất, không thể điều chỉnh.
  • Có sức cạnh tranh: Số lượng căn hộ thương mại trong toàn dự án không quá nhiều. Vì vậy đây là cơ hội tốt để mang lại giá trị gia tăng cho chủ sở hữu.
  • Sở hữu tiềm năng lớn: Căn hộ thương mại có nhiều lợi thế về thiết kế và vị trí. Với lợi thế về mặt bằng và vị trí, chủ sở hữu có thể lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tất nhiên, căn hộ thương mại sẽ giúp hút khách và mang lại giá trị vật chất, tinh thần cho nhà đầu tư.
Xem thêm:  Quy hoạch 1/2000 là gì? Có nên mua đất quy hoạch 1/2000 không?
Vừa làm nhà ở vừa phục vụ việc kinh doanh
Vừa làm nhà ở vừa phục vụ việc kinh doanh

Nhược điểm

  • Mức giá cao: Qua những điều trên, chúng ta có thể thấy nhà ở thương mại có nhiều ưu điểm vượt trội như vị trí, thiết kế, số lượng ít và giá cao là chuyện bình thường. Tuy giá có cao hơn một chút so với các căn hộ khác nhưng loại căn hộ này rất đáng đồng tiền bát gạo vì có thể sử dụng vừa làm nhà ở, vừa kinh doanh.
  • Hạn chế về quyền sở hữu: Căn hộ thương mại sẽ cấp sổ hồng theo quy định nhưng thời hạn sử dụng tối đa là 50 năm. Vì thời gian có hạn nên đây là điểm trừ khá lớn của căn hộ thương mại. Hy vọng trong tương lai các quy định về quyền sở hữu căn hộ sẽ thay đổi và kéo dài.
Những mặt hạn chế nhất định
Những mặt hạn chế nhất định

Đối tượng mua nhà ở thương mại

Nếu như đối tượng mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn khắt khe. Thì đối với nhà ở thương mại, các quy định liên quan đến người mua lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, bất kỳ công dân nào cũng có thể mua căn hộ thuộc dự án nhà ở thương mại miễn là thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Kể cả người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam nếu có nhu cầu cũng có thể mua mô hình nhà ở này nhưng phải tuân thủ các quy định cụ thể của Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

Đối tượng mua nhà ở thương mại
Đối tượng mua nhà ở thương mại

Tóm lại, chúng tôi đã giải thích rõ về khái niệm nhà ở thương mại là gì. Đồng thời phân tích những đặc điểm và quy định của loại hình bất động sản này. Nêu ra được các ưu điểm nhược điểm của mô hình nhà ở thương mại. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà ở thương mại và mọi thứ liên quan đến nhà ở thương mại. Truy cập Khang Điền để cập nhật thêm nhiều tin tức bất động sản khác! Chúc các bạn đọc mua được căn nhà ưng ý.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀN

  • Địa chỉ: Tầng 11, 12 Tòa nhà Saigon Centre Office, 67 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Hotline: (84-28) 3820 8858
  • Email: info@khangdien.com.vn
  • Zalo Official: www.zalo.me/khangdien