Rừng phòng hộ là gì? Phân loại đặc điểm của từng loại rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là gì? Phân loại đặc điểm của từng loại rừng phòng hộ

Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, khí hậu mà còn ảnh hưởng đến đời sống của con người và nền kinh tế của đất nước. Hiện nay, rừng được chia thành nhiều loại rừng khác nhau, trong đó có rừng phòng hộ. Với môi trường ngày càng bị đe dọa và thiên tai xảy ra thường xuyên, chúng ta cần phải biết bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhiều hơn nữa. Vậy rừng phòng hộ là gì và các quy định về rừng phòng hộ như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp hết các thắc mắc liên quan đến rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể về khái niệm rừng phòng hộ như sau:

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu.

Cũng theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ được phân loại theo mức độ xung yếu bao gồm 2 nhóm sau:

– Nhóm 1:

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn
  • Rừng bảo vệ nguồn nước của khu dân cư
  • Rừng phòng hộ biên giới

– Nhóm 2:

  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
Rừng phòng hộ là rừng gì?
Rừng phòng hộ là rừng gì?

Đặc điểm của rừng phòng hộ theo phân loại

Sau khi hiểu rừng phòng hộ là gì thì sau đó, bạn cần hiểu đặc điểm của từng loại rừng phòng hộ. Theo khoản 3 điều 5 của Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ được phân loại theo mức độ xung yếu, bao gồm:

Rừng phòng hộ đầu nguồn

Đây là các diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các con sông. Nó có chức năng điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy, hồ trong mùa khô hạn, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lòng sông, lòng hồ…

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Chức năng chính của loại rừng này là phòng hộ nông nghiệp, phòng hộ bảo vệ khu dân cư, khu đô thị, khu sản xuất, các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay có xu thế tập trung ở ven biển

Xem thêm:  Room ngân hàng là gì và những vấn đề nhất định phải biết

Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

Là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được trồng ở vùng cửa sông, chủ yếu sử dụng để chắn sóng, bảo vệ các công trình ven biển và cố định bùn cát lắng đọng để hình thành vùng đất mới.

>>> Nên xem thêm: Đất NTD là gì? Các nguyên tắc khi sử dụng đất NTD

Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

Đây là các dải rừng được trồng xung quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và đô thị lớn. Nó có chức năng chính là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu vực này, kết hợp làm dịch vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Phân loại rừng phòng hộ
Phân loại rừng phòng hộ

Chức năng của rừng phòng hộ

Sau khi biết rừng phòng hộ là gì, chúng ta còn cần tìm hiểu xem nó có chức năng gì? Đối với môi trường sống của con người, sinh vật, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời có sức ảnh hưởng và tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển.

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng này giúp điều hòa nguồn nước hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các suối, hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lòng sông, lòng hồ…
  • Rừng phòng hộ chắn gió, bão, loại rừng này được ví như tấm lá chắn xanh khổng lồ, có tác dụng chắn cát bay, bảo vệ xóm làng, nương rẫy, đường sá… Những khu rừng này thường tập trung ở ven biển.
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, những khu rừng này phục vụ để bảo vệ các công trình ven biển và cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc trồng ở vùng cửa sông.
  • Rừng phòng hộ được trồng quanh các khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị, giúp cư dân sống tại các khu vực này được hưởng không khí trong lành vì rừng có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái của các khu vực này.
Chức năng của rừng phòng hộ
Chức năng của rừng phòng hộ

>>> Quan tâm ngay: Đất RSX là gì? Những thông tin cần biết về đất RSX

Quy định của pháp luật về tổ chức quản lý rừng phòng hộ

* Thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ

Xem thêm:  Biệt phủ là gì? Những thông tin cần biết về biệt phủ

Điều 25 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ như sau:

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng

Thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ
Thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ

* Tổ chức quản lý rừng phòng hộ

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định (khoản 2 điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017)

  • Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn. Rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
  • Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ

Quy định về phát triển rừng phòng hộ

Việc phát triển rừng phòng hộ được quy định tại điều 47 Luật Lâm nghiệp năm 2017 như sau:

– Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng bảo đảm chức năng phòng hộ.

– Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng;
  • Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.

– Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;
  • Áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.
Xem thêm:  Đất NTD là gì? Các nguyên tắc khi sử dụng đất NTD
Quy định về phát triển rừng phòng hộ
Quy định về phát triển rừng phòng hộ

Tình trạng phá rừng phòng hộ hiện nay

Rừng phòng hộ là gì? Thực trạng phá rừng phòng hộ hiện nay ra sao? Bên cạnh việc ngăn chặn, xử phạt các đối tượng vi phạm, hiện nay nhà nước đang triển khai các biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ như sau:

  • Nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc. Củng cố, kiện toàn, tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng đội ngũ Kiểm lâm đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và phát triển rừng.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
  • Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân, nhất là trên địa bàn có rừng; tăng cường giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
  • Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về quản lý, bảo tồn và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế
Biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ
Biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ

Kết luận

Trên đây là những thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu được rừng phòng hộ là gì và các kiến ​​thức pháp luật Việt Nam có liên quan. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có những hiểu biết khách quan về rừng phòng hộ, để từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý. Hy vọng những thông tin về rừng phòng hộ trong bài viết hữu ích với bạn. Để đọc thêm tin tức bất động sản, bạn hãy truy cập ngay vào Khang Điền.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀN

  • Địa chỉ: Tầng 11, 12 Tòa nhà Saigon Centre Office, 67 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Hotline: (84-28) 3820 8858
  • Email: info@khangdien.com.vn
  • Zalo Official: www.zalo.me/khangdien